Mục lục bài viết
Chức vụ và chức danh được quy định như thế nào ? Tiêu chuẩn một số chức danh cụ thể
Mục lục bài viết
- 1. Chức vụ và chức danh được quy định như thế nào ?
- 2. Tiêu chuẩn chức danh Chủ tịch nước
- 3. Tiêu chuẩn chức danh Thủ Tướng Chính Phủ
- 4. Công chức đang thi hành kỷ luật hình thức khiển trách ứng cử chức danh lãnh đạo ?
- 5. Phân công chức danh Phụ trách phòng tài chính tổng hợp
1. Chức vụ và chức danh được quy định như thế nào ?
Luật sư trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến luật sư tư vấn pháp luật của công ty Luật Minh Khuê, sau thời gian nghiên cứu nội dung câu hỏi của bạn cùng với các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan luật sư xin trả lời bạn như sau:
Chức danh là bổn phận và sự ghi nhận một vị trí được tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức chính trị… hợp pháp công nhận. Ví dụ như giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân…
Chức vụ là sự đảm nhiệm một vai trò, địa vị nào đó trong một tổ chức, một tập thể. Ví dụ như tổng thống, chủ tịch, thủ tướng… đối với một tập thể là đất nước. Giám đốc, trưởng phòng… đối với một tổ chức nào đó…
Từ hai khái niệm nêu trên bạn có thể thấy ví dụ cụ thể như giáo viên là chắc chắn là chức danh nhưng giáo viên đấy lại làm hiệu phó hoặc trưởng bộ môn thì hiệu phó và trưởng bộ môn đấy là chức vụ. Vậy nên không tách riêng chức danh với chức vụ hoàn toàn với một nghề nghiệp cụ thể.
Cũng từ đấy trong thắc mắc của bạn thì đảng viên là chức danh hay chức vụ thì ở đây đảng viên là chức danh nhưng đảng viên đấy làm bí thư chi bộ chẳng hạn thì bí thư chi bộ là chức vụ của đảng viên và chức danh vẫn chỉ là đảng viên.
Đoàn thể, cụ thể là Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh gồm nhiều chức vụ cụ thể từ trung ương đến địa phương. Chức danh thì họ đều là đoàn viên nhưng chức vụ thì được quy định khác nhau. Cụ thể người đứng đầu trong Đoàn thể là Bí thư trung ương Đoàn, còn ở các địa phương chức vụ cao nhất của Đoàn thể là Bí thư tỉnh đoàn. Chức vụ bí thư hoặc phó bí thư được gọi là chức vụ của đoàn viên.
Trưởng ban thanh tra như bạn nêu trong câu hỏi thì có thể nhận thấy trưởng ban thể hiện chức năng nhiệm vụ trong công việc nên đây là chức vụ đối với công việc đó.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.
>> Xem thêm: Tư vấn thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp
2. Tiêu chuẩn chức danh Chủ tịch nước
>> Luật sư tư vấn pháp luật Hành chính, gọi: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định cụ thể về chức danh chủ tịch nước tại Chương VI của Hiến pháp năm 2013.
Cụ thể tại Điều 86 của Hiến pháp năm 2013 quy định Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Tại Điều 87 của Hiến pháp quy định cụ thể Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội đồng thời công tác của Chủ tịch nước phải chịu trách nhiệm và báo cáo trước Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước.
Điều 93 của Hiến pháp cũng quy định về việc Chủ tịch nước không làm việc trong thời gian dài hoặc bị khuyết chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Chủ tịch nước trở lại làm việc hoặc cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.
Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước.
Tiêu chuẩn của Chủ tịch nước được quy định tại Quy định 90-QĐ/TW năm 2017 tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
Ngày 04/8/2017, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy định 90-QĐ/TW năm 2017 tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Theo đó, Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Tiêu chuẩn cụ thể đối với chức danh Chủ tịch nước là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Tiểu mục 2.4 Mục I Quy định 90-QĐ/TW năm 2017. Cụ thể như sau:
“2.4- Chủ tịch nước
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời cần có các phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao, là hạt nhân đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị và trong toàn Đảng. Có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp. Là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước. Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công. Đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở chức danh bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương, tham gia Bộ Chính trị trong một nhiệm kỳ trở lên (trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định).”
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời cần có các phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao, là hạt nhân đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị và trong toàn Đảng. Có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp. Là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước. Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công. Đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở chức danh bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương, tham gia Bộ Chính trị trong một nhiệm kỳ trở lên (trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định).
Như vậy, căn cứ quy định trên, Chủ tịch nước trước hết phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung về tư tưởng chính trị; đạo đức, lối sống; trình độ; năng lực và uy tín; sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệm. Đồng thời phải thỏa mãn các yêu cầu đối với chức danh Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các yếu tố cụ thể khác như về tố chất, khả năng lãnh đạo, điều hành, kinh nghiệm đảm nhận các vị trí, chức danh nhất định,..
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về tiêu chuẩn cụ thể đối với Chủ tịch nước. Để hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Quy định 90-QĐ/TW năm 2017.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!
>> Xem thêm: Trình tự, thủ tục xử lý kỉ luật viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập ?
3. Tiêu chuẩn chức danh Thủ Tướng Chính Phủ
>> Luật sư tư vấn pháp luật Hành chính, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Thủ tướng Chính phủ (thường được gọi tắt là Thủ tướng) là người đứng đầu Chính phủ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội theo đề cử của Chủ tịch nước. Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ và của mình trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.
Đó là một những nội dung được quy định rõ trong Quy định 90-QĐ/TW năm 2017 về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý đã được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành vào ngày 04/8/2017.
Theo Quy định 90-QĐ/TW năm 2017 các chức danh lãnh đạo Đảng và Nhà nước như Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Bên cạnh đó, tiêu chuẩn cứng đối với các chức danh nói trên là đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở chức danh bí thư tỉnh/thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên (trường hợp đặc biệt do Trung ương quyết định).
Ngoài ra, mỗi chức danh cần có những phẩm chất, năng lực phù hợp với từng vị trí cụ thể.
ại mục 2.5 Quy định 90-QĐ/TW năm 2017 quy định tiêu chuẩn chức danh Thủ tướng chính phủ được quy định như sau:
1. Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư vậy nên Thủ tướng chính phủ trước hết cần đáp ứng được các tiêu chuẩn của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban bí thư đó là:
+ Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương;
+ Thật sự tiêu biểu, mẫu mực của Ban Chấp hành Trung ương về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trí tuệ, ý chí chiến đấu, năng lực lãnh đạo, quản lý, ý thức tổ chức kỷ luật;
+ Không bị chi phối bởi sự can thiệp, sức ép bên ngoài và lợi ích nhóm;
+ Hiểu biết sâu rộng tình hình đất nước, khu vực và thế giới; nhạy cảm về chính trị, nhạy bén về kinh tế, am hiểu sâu sắc về xã hội;
+ Có ý thức, trách nhiệm cao, tham gia đóng góp, hoạch định đường lối, chính sách và phát hiện, đề xuất những vấn đề thực tiễn đặt ra để Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thảo luận, quyết định;
+ Đã tham gia Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ trở lên; đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh (bí thư tỉnh ủy, thành ủy; chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố) hoặc trưởng ban các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương;
+ Trường hợp Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư công tác trong Quân đội thì phải kinh qua chủ trì cấp Quân khu.
2. Đồng thời cần có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao, là hạt nhân đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị và trong toàn Đảng.
3. Có năng lực nổi trội trong hoạch định chiến lược; quyết đoán, quyết liệt, kịp thời để quyết định những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến lĩnh vực hành pháp.
4. Có khả năng hiểu biết sâu, rộng nền hành chính quốc gia, kinh tế – xã hội đất nước; kinh tế, chính trị thế giới và hội nhập quốc tế.
5.Có năng lực toàn diện về tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành cơ quan hành chính nhà nước.
6. Có khả năng cụ thể hóa và thực hiện hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại
7. Đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở chức danh bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên (trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định).
Trên đây là bài viết chi tiết về tiêu chuẩn để trở thành Thủ tướng chính phủ theo quy định tại mục 2.5 Quy định 90-QĐ/TW năm 2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt Bộ Chính trị đã ký vào ngày 04/8/2017. Hy vọng đây là bài viết đã giúp trả lời được các thắc mắc của người dân có nhu cầu tìm hiểu về tiêu chuẩn các chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban chấp hành Trung ương, Bộ chính trị, Ban Bí thư.
>> Xem thêm: Đóng dấu chữ ký khắc sẵn vào hóa đơn GTGT có được không?
4. Công chức đang thi hành kỷ luật hình thức khiển trách ứng cử chức danh lãnh đạo ?
Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi hiện đang là công chức của một xã, trong năm 2016 vì sơ suất trong công việc nên khi đoàn kiểm tra cấp tỉnh kiểm tra ở xã tôi thì ở lĩnh vực tôi phụ trách có xẩy ra một số lỗi và đoàn kiểm tra đã kiến nghị ubnd huyện xem xét xử lý kỷ luật.Kết quả bản thân tôi bị hội đồng kỷ luật của huyện bỏ phiếu hình thức kỷ luật khiển trách. Đến tháng 02/2018 thì chủ tịch ubnd huyện ký quyết định thi hành kỷ luật tôi với hình thức khiển trách. Nay chuẩn bị tiến hành đại hội hội nông dân xã nhiệm kỳ 2018 – 2023, tôi có nguyện vọng xin chuyển đổi vị trí công tác sang làm chủ tịch hội nông dân xã.
Vậy bản thân tôi đang thi hành kỷ luật hình thức khiển trách thì việc ban chấp hành hội nông dân và đảng ủy xã giới thiệu tôi để chuẩn bị công tác nhân sự cho đại hội bầu chức danh chủ tịch hội nông dân xã nhiệm kỳ 2018 – 2023 có vi phạm điều lệ đảng và các quy định hiện hành hay không.
Nếu được đại hội bầu trúng cử chức danh chủ tịch hội nông dân xã, thì việc phê chuẩn kết quả bầu cử có gặp trở ngại về các quy định hành chính hiện nay hay không ?
Xin trân trọng cảm ơn luật sư.
Luật sư trả lời:
Theo Điểm g, Khoản 2, Điều 61 Luật Cán bộ, Công chức quy định:
‘’ 2. Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);’’
Như vậy chức vụ bạn muốn ứng cử được xếp vào cán bộ cấp xã
Điều 12, Nghị định 114/2003/NĐ-CP quy định:
‘’Điều 12. Bầu cử cán bộ chuyên trách cấp xã
1. Việc bầu cử cán bộ chuyên trách cấp xã của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thực hiện theo Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân.
2. Việc bầu cử cán bộ chuyên trách cấp xã trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thực hiện theo điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.’’
Do vậy việc ban chấp hành hội nông dân và đảng ủy xã giới thiệu bạn để chuẩn bị công tác nhân sự cho đại hội bầu chức danh chủ tịch hội nông dân xã nhiệm kỳ 2018 – 2023 có vi phạm quy định hay gặp trở ngại gì không thì phụ thuộc vào điều lệ của Hội nông dân Việt Nam. Nếu điều lệ của Hội Nông dân Việt Nam không quy định cấm người đang bị kỷ luật ứng cử làm chủ tịch Hội nông dân xã thì việc ban chấp hành hội nông dân và đảng ủy giới thiệu bạn không vi phạm quy định và bạn hoàn toàn có thể ứng cử.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.
>> Xem thêm: Mẫu đơn xin từ chức mới nhất và hướng dẫn cách viết đơn từ chức, thủ tục xin từ chức theo quy định của pháp luật
5. Phân công chức danh Phụ trách phòng tài chính tổng hợp
Luật sư trả lời:
Những thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ, nên Chúng tôi không thể đưa ra ý kiến tư vấn cụ thể. Chúng tôi xin tư vấn dựa trên thông tin sẵn có.
Đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Nông nghiệp thực hiện các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh. Ví dụ như: Trung tâm Khuyến nông; Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư cấp tỉnh, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn cấp tỉnh …
Mỗi một đơn vị sự nghiệp đều có cơ cấu tổ chức và quy định về nhiệm vụ quyền hạn của từng chức danh riêng. Do đó để giải quyết được vấn đề trên, bạn cần tìm hiểu quy định về chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp mình do Sở hướng dẫn.
Điều 2 Thông tư 14/2015/TTLT-BNNPTNT- BNV quy định về nhiệm vụ quyền hạn của Sở nông nghiệp và phát triển nông thông:
26. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của văn phòng, phòng chuyên môn nghiệp vụ, chi cục, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở theo hướng dẫn chung của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
27. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn làm công tác quản lý về nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ sản; thuỷ lợi; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thuỷ sản và muối theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Ví dụ: Đối với Trung tâm khuyến nông quốc gia có quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu, cụ thể:
Điều 3 Quyết định 1816/QĐ-BNN-TCCB quy định về tổ chức bộ máy:
1. Lãnh đạo:
a) Lãnh đạo Trung tâm có Giám đốc và các Phó Giám đốc do Bộ trưởng bổ nhiệm.
b) Giám đốc Trung tâm điều hành hoạt động của Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Trung tâm.
c) Phó Giám đốc Trung tâm giúp việc Giám đốc Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.
2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm:
a) Phòng Kế hoạch tổng hợp;
b) Phòng Tài chính;
c) Phòng Thông tin và tuyên truyền;
d) Phòng Đào tạo và huấn luyện;
đ) Phòng Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật;
e) Bộ phận thường trực tại Nam bộ, trụ sở đặt tại thành phố Hồ Chí Minh;
f) Bộ phận thường trực tại Nam Trung bộ và Tây Nguyên, trụ sở đặt tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc.
3. Các đơn vị trực thuộc Trung tâm:
a) Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao công nghệ nông nghiệp Nam bộ (được thành lập trên cơ sở Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao công nghệ thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long);
b) Các đơn vị khác được thành lập và hoạt động trên cơ sở đề án do Trung tâm xây dựng và trình Bộ phê duyệt;
Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia quy định nhiệm vụ, bố trí biên chế phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định hiện hành; xây dựng trình Bộ phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Quy chế quản lý và điều hành Quỹ hoạt động khuyến nông theo quy định của pháp luật.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính – Công ty luật Minh Khuê
>> Xem thêm: Không thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động hợp đồng tại xã
- Mẫu biên bản họp xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức mới nhất
- Chủ tịch nước công bố 7 luật mới
- Quy trình thẩm tra dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ ?
Bạn thấy nội dung này thực sự hữu ích?
Bạn thấy nội dung này chưa ổn ở đâu?
Cảm ơn bạn đã nhận xét!
Bài viết cùng chủ đề
- Án lệ số 10/2016/AL về quyết định hành chính là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính(28/05)
- Thời gian nghỉ hè của giáo viên năm 2019 - 2020 được tính thế nào?(29/04)
- Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật của người khác trên facebook thì bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất(14/04)
- Điều chỉnh chương trình học kỳ II năm học 2019-2020 đối với cấp trung học cơ sở(03/04)
- Điều chỉnh chương trình học kỳ II năm học 2019-2020 đối với cấp trung học phổ thông(03/04)
- Điều chỉnh chương trình học kỳ II năm học 2019-2020 đối với cấp tiểu học(03/04)
- Thông tin sai sự thật, che giấu không khai báo dịch bệnh Covid 19 bị xử phạt như thế nào?(21/03)
- Dân tộc là gì ? Khái niệm về dân tộc(17/12)
- Chính thể quân chủ chuyên chế là gì ? Sự hình thành, phát triển chính thể quân chủ chuyên chế(02/03)
- Chỉ thị là gì ? Khái niệm về chỉ thị theo quy định của pháp luật(18/12)
Tư vấn luật hình sự
Án lệ số 30/2020/AL về hành vi cố ý điều khiển phương tiện giao thông chèn lên bị hại sau khi gây tai nạn

Bản án phúc thẩm số 280/2019/HSPT ngày 16-5-2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội về vụ án “Giết người” đối với bị cáo Phan Đình Q, sinh năm 1980. Sau khi gây ra tai nạn giao thông cho bị hại, ...
- Án lệ số 29/2019/AL về tài sản bị chiếm đoạt trong tội “Cướp tài sản
- Án lệ số 28/2019/AL về tội "Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
- Nợ tiền tín chấp, trách nhiệm hình sự hay dân sự?
- Án lệ số 19/2018/AL về xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt trong tội “Tham ô tài sản
- Án lệ số 18/2018/AL về hành vi giết người đang thi hành công vụ trong tội “Giết người”
- Án lệ số 17/2018/AL về tình tiết “Có tính chất côn đồ” trong tội “Giết người” có đồng phạm
- Thời hiệu truy tố trách nhiệm hình sự đối với tội vô ý làm chết người như thế nào?
- Nghị định số 44/2020/NĐ-CP cưỡng chế thi hành án hình sự với pháp nhân thương mại
- Nghị định số 55/2020/NĐ-CP thi hành án hình sự với pháp nhân thương mại
Tư vấn luật dân sự
Như thế nào là di chúc hợp pháp được pháp luật công nhận?

Hiện nay có rất nhiều bản di chúc được lập và tài sản được để lại nhằm mục đích khác nhau. Tuy nhiên có một số gia đình vẫn còn phát sinh tranh chấp từ nội dung của di chúc, đặc biệt là đối với di ...
- Chính sách đối với hộ nghèo thiếu hụt đa chiều mới nhất
- Án lệ số 31/2020/AL về xác định quyền thuê nhà, mua nhà thuộc sở hữu của Nhà nước theo Nghị định số 61/CP ngày 05-7-1994 của Chính phủ về quyền tài sản
- Án lệ số 25/2018/AL về không phải chịu phạt cọc vì lý do khách quan
- Án lệ số 23/2018/AL về hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khi bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm do lỗi của doanh nghiệp bảo hiểm
- Án lệ số 22/2018/AL về không vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin tình trạng bệnh lý trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
- Án lệ số 21/2018/AL về lỗi và thiệt hại trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê tài sản
- Án lệ số 26/2018/AL về xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản
- Án lệ số 24/2018/AL về di sản thừa kế chuyển thành tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân
- Án lệ số 13/2017/AL về hiệu lực thanh toán của thư tín dụng (L/C) trong trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cơ sở của L/C bị hủy bỏ
Tư vấn luật đất đai
Thủ tục khiếu nại quyết định hành chính lĩnh vực đất đai

Hiện nay tranh chấp đất đai đang là một trong những tranh chấp mang tính nổi trội, một trong số đó là có tranh chấp giữa người dân với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thu hồi quyền sử dụng đất. ...
- Án lệ số 36/2020/AL về hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị thu hồi, hủy bỏ
- Án lệ số 35/2020/AL về người Việt Nam trước khi định cư ở nước ngoài giao lại đất nông nghiệp cho người ở trong nước sử dụng
- Án lệ số 33/2020/AL về trường hợp cá nhân được Nhà nước giao đất nhưng không sử dụng mà để người khác quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài
- Án lệ số 32/2020/AL về trường hợp đất do cá nhân khai phá nhưng sau đó xuất cảnh định cư ở nước ngoài và người khác đã quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài
- Chuyển quyền sử dụng đất và các vấn đề liên quan
- Án lệ số 34/2020/AL về quyền lập di chúc định đoạt giá trị bồi thường về đất trong trường hợp đất bị Nhà nước thu hồi có bồi thường
- Án lệ số 27/2019/AL về thụ lý, giải quyết vụ án hành chính liên quan đến nhà đất
- Án lệ số 15/2017/AL về công nhận thỏa thuận miệng của các đương sự trong việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp
- Các loại thuế, phí, lệ phí phải nộp khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất
Tư vấn luật hôn nhân
Án lệ số 03/2016/AL về vụ án “Ly hôn” được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016

Án lệ số 03/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân ...
- Cách giành quyền nuôi con sau ly hôn? Làm thế nào để giành quyền nuôi con khi không thể thỏa thuận được? Vấn đề cấp dưỡng được thực hiện như thế nào khi một bên không đồng ý?
- Việt Nam đã cho phép hôn nhân đồng giới chưa?
- Hợp đồng hôn nhân là gì? Hợp đồng hôn nhân có hiệu lực hay không?
- Phải làm thể nào để ly hôn khi vợ hoặc chồng đang ở nước ngoài ? Thủ tục ly hôn vắng mặt
- Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân không phải con ruột của chồng được xử lý như thế nào ?
- Tài sản chung của hai vợ chồng là đất đai thì án phí dân sự sơ thẩm là bao nhiêu ?
- Đã ly hôn chồng không cho gặp con phải làm như thế nào ? Quyền nuôi con khi ly hôn ?
- Có được ly hôn khi chưa đăng ký kết hôn ? Thủ tục ly hôn thực hiện như thế nào ?
- Ly hôn đơn phương nguyên đơn có được vắng mặt không? Vắng mặt tòa án có giải quyết không?
Xem nhiều
Mẫu một số công văn thông dụng hiện hành - Cách hướng dẫn viết công văn

Trên thực tế hiện nay, một số doanh nghiệp, đơn vị, cơ quan hay một tổ chức bất kỳ đều gặp vướng mắc trong quá trình soạn thảo các công văn gửi đến đối tác, khách hàng, hoặc công văn giải trình, đôn ...
- Quy định mới nhất năm 2020 về điều kiện kết nạp Đảng viên?
- Vi phạm hành chính là gì ? Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
- Giá trị thời hạn của văn bản công chứng, chứng thực là bao lâu ?
- Điều chỉnh chương trình học kỳ II năm học 2019-2020 đối với cấp tiểu học
- Mẫu đơn và thủ tục xin giấy xác nhận hạnh kiểm mới nhất năm 2020
- Mẫu quyết định xử phạt hành chính mới nhất năm 2020
- Tư vấn thủ tục chuyển hộ khẩu và thủ tục nhập khẩu tại nơi ở mới ?
- Chức vụ và chức danh được quy định như thế nào ? Tiêu chuẩn một số chức danh cụ thể
- Quy định của pháp luật về đăng ký tạm trú và xử phạt hành chính đối với hành vi không đăng ký tạm trú ?
Nguồn: luatminhkhue.vn
Tin cùng chuyên mục:
Mua Tinh dầu Cỏ Gừng nguyên chất tại Tân Bình
Mua Tinh dầu Cỏ Gừng nguyên chất tại Phú Nhuận
Mua Tinh dầu Long não nguyên chất tại Tân Bình
Mua Tinh dầu Long não nguyên chất tại Phú Nhuận