Mục lục bài viết
Hành vi “đấu tố” trên “Diễn đàn thị trường chứng khoán F319.com” có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?
phân tích tài chính sôi động số 1 Việt Nam hiện nay. Hiện trên web có xảy ra hành vi “đấu tố” thành viên của “Diễn đàn thị trường chứng khoán F319.com”, khóa không cho thành viên này phản biện và bêu vếu, nhục mạ nhân phẩm, danh dự của người này trên web. Trường hợp này có thể bị truy tố về tội gì trong Bộ luật Hình sự? Rất mong sớm nhận được hồi âm từ các chuyên gia. Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe!
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hình sự của Công ty luật Minh Khuê
>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
2. Luật sư tư vấn:
Thị trường chứng khoán
Theo như thông tin bạn cung cấp thì “Diễn đàn thị trường chứng khoán F319.com” là diễn đàn thảo luận tin tức thị trường chứng khoán, phân tích tài chính sôi động số 1 Việt Nam hiện nay. Hiện tượng “đấu tố” thành viên của “Diễn đàn thị trường chứng khoán F319.com” với hành vi khóa không cho thành viên này phản biện và bêu vếu, nhục mạ nhân phẩm, danh dự của người này trên web “Diễn đàn thị trường chứng khoán F319.com”. Trường hợp này có thể bị truy tố về tội làm nhục người khác tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 và xử lý như sau:
>> Xem thêm: Không thông báo cho cơ quan chức năng khi mở văn phòng đại diện doanh nghiệp bị xử phạt như thế nào ?
Căn cứ Điều 155 quy định về tội làm nhục người khác tại Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 cụ thể như sau:
Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên76;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Các yếu tố cấu thành tội phạm
Về mặt khách quan:
Mặt khách quan của tội này được thể hiện qua các hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Các hành vi có thể bằng lời nói hoặc hành động với mục đích hướng đến là hạ thấp nhân cách, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Thể hiện bằng lời nói: sỉ nhục, xóa mạ, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu… nhằm vào nhân cách danh dự với tính chất hạ thấp nhân cách, danh dự của người bị hại, đồng thời làm cho người bị hại cảm thấy nhục nhã trước người khác.
Thể hiện bằng việc làm: có những hành vi bỉ ổi (có hoặc không kèm lời nói thô tục) với chính bản thân mình hoặc người bị hại trước đám đông để bêu rếu.
Đặc trưng của hành vi nêu trên thường là diễn ra trực tiếp, công khai và trước nhiều người. Hành vi có thể thực hiện công khai trước mắt người đó hoặc vắng mặt nạn nhân nhưng người phạm tội có ý thức để cho nạn nhân biết việc lăng nhục đó vì động cơ cá nhân.
>> Xem thêm: Xử phạt vi phạm hành chính khi công ty có vốn nước ngoài không nộp báo cáo hoạt động đầu tư
Người bị hại phải là người bị xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự nghĩa là hành vi trên phải gây ra ảnh hưởng xấu ở mức độ nhất định đến nhân phẩm, danh dự của người bị hại nhưng thế nào là nhân phẩm, danh dự bị xúc phạm nghiêm trọng là một vấn đề khá phức tạp. Bởi vì cùng bị xâm phạm như nhau nhưng có người bị thấy nhục hoặc rất nhục nhưng có người lại thấy bình thường. Về phía người phạm tội cũng có nhận thức tương tự, họ cho rằng với hành vi như thế thì người bị làm nhục sẽ nhục hoặc rất nhục nhưng người bị hại lại thấy chưa bị nhục. Nếu chỉ căn cứ vào ý thức chủ quan của người phạm tội hay người bị hại thì cũng chưa thể xác định một cách chính xác.
Việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của hành vi phải căn cứ vào thái độ, nhận thức của người phạm tội kết hợp với các yếu tố khác như cường độ và thời gian kéo dài của hành vi; vị trí và môi trường xung quanh; trình độ nhận thức; vị thế, vai trò của người bị hại trong gia đình, tổ chức cũng như trong xã hội, quá trình hoạt động của bản thân người bị hại, phong tục tập quán, truyền thống gia đình… Dư luận xã hội trong trường hợp này cũng có ý nghĩa quan trọng để xác định nhân phẩm, danh dự của người bị hại bị xâm phạm tới mức nào. Sự đánh giá của xã hội về hành vi lăng nhục có ý nghĩa rất lớn để xác định hành vi phạm tội của người có hành vi làm nhục.
Tội làm nhục người khác là tội phạm có cấu thành hình thức. Tội phạm được coi là hoàn thành từ khi người phạm tội có lời nói hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội này. Nếu hành làm nhục người khác dẫn đến nạn nhận tự sát thì đó được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Nếu nạn nhân có quan hệ lệ thuộc vào người phạm tội mà do hành vi làm nhục dẫn đến nạn nhân tự sát thì người phạm tội không bị truy cứu TNHS về tội làm nhục người khác mà bị truy cứu TNHS về tội bức tử (Điều 130 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017).
Về khách thể:
Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người là một trong những quyền quan trọng nhất trong các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận và bảo hộ. Công dân Việt Nam có quyền bất khả xâm phạm về thân thể và được pháp luật bảo về về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự. Tôn trọng và bảo vệ danh dự, nhân phẩm của mỗi công dân là trách nhiệm của mỗi người.
Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác.
Về mặt chủ quan:
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. người phạm tội biết rõ hành vi của mình là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác nhưng đã thực hiện hành vi phạm tội. Ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn cho người bị hại bị hạ thấp danh dự, nhân phẩm với nhiều động cơ khác nhau, có thể trả thù chính người bị hại hoặc cũng có thể trả thù người thân của người bị hại, để thỏa mãn thú vui xác thịt…
Động cơ, mục đích không phải dấu hiệu bắt buộc của tội làm nhục người khác.
Về chủ thể:
Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Người từ 14 đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm về hành vi này do không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về các hành vi mà người ở độ tuổi này phải chịu trách nhiệm.
>> Xem thêm: Mẫu báo cáo hoạt động năm (Mẫu số 16)
Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển hành vi đó. Đối với tội làm nhục người khác, người có năng lực trách nhiệm hình sự được hiểu là người có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm danh dự của người khác và có khả năng điều khiển hành vi đó.
Về hình phạt
Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành 3 khung, cụ thể như sau:
– Khung 1 (khoản 1)
Có mức hình phạt là phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.
– Khung 2 (khoản 2)
Có mức phạt tù từ ba tháng đến hai năm, áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:
Phạm tội 02 lần trở lên;
Đối với 02 người trở lên;
Đối với người đang thi hành công vụ;
>> Xem thêm: Các doanh nghiệp phải lập báo cáo chuyển giá (Giao dịch liên kết) ?
Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
– Khung 3 (khoản 3)
Có mức phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. Được áp dụng trong các trường hợp phạm tội sau:
Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
Làm nạn nhân tự sát.
– Hình phạt bổ sung
Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên , tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội có thể bị: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
>> Xem thêm: Có phải kê khai và xuất hóa đơn bán hàng khuyến mãi không ?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự – Công ty luật Minh Khuê
>> Xem thêm: Báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện ?
- Mẫu Báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài (Mẫu số 2)
- Mẫu Báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài (Mẫu số 1)
- Mẫu báo cáo về nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu của thương nhân nhập khẩu phế liệu
- Mẫu báo cáo tình hình thực hiện nhập khẩu
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực nông nghiệp thực trạng và chính sách (1)
- Thủ tục thẩm tra đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện?
- Những đối tượng được ưu đãi đầu tư và điều kiện được ưu đãi đầu tư?
- Nhà nước đã có những chính sách đầu tư gì?
- Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan tới lĩnh vực đầu tư được thực hiện như thế nào?
Bạn thấy nội dung này thực sự hữu ích?
Bạn thấy nội dung này chưa ổn ở đâu?
Cảm ơn bạn đã nhận xét!
Bài viết cùng chủ đề
- Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự và trình tự khởi tố vụ án hình sự theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015(26/07)
- Khi nào thì được tha tù trước hạn có điều kiện theo luật mới?(29/06)
- Án lệ số 30/2020/AL về hành vi cố ý điều khiển phương tiện giao thông chèn lên bị hại sau khi gây tai nạn(11/06)
- Án lệ số 29/2019/AL về tài sản bị chiếm đoạt trong tội “Cướp tài sản(11/06)
- Án lệ số 28/2019/AL về tội "Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh(11/06)
- Nợ tiền tín chấp, trách nhiệm hình sự hay dân sự?(10/06)
- Án lệ số 19/2018/AL về xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt trong tội “Tham ô tài sản(10/06)
- Án lệ số 18/2018/AL về hành vi giết người đang thi hành công vụ trong tội “Giết người”(10/06)
- Án lệ số 17/2018/AL về tình tiết “Có tính chất côn đồ” trong tội “Giết người” có đồng phạm(10/06)
- Thời hiệu truy tố trách nhiệm hình sự đối với tội vô ý làm chết người như thế nào?(07/06)
Tư vấn luật hình sự
Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự và trình tự khởi tố vụ án hình sự theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu của quá trình giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan có thẩm quyền có nhiệm vụ sử dụng các biện pháp của tố tụng hình sự để xác định có hay không dấu hiệu phạm ...
- Khi nào thì được tha tù trước hạn có điều kiện theo luật mới?
- Án lệ số 30/2020/AL về hành vi cố ý điều khiển phương tiện giao thông chèn lên bị hại sau khi gây tai nạn
- Án lệ số 29/2019/AL về tài sản bị chiếm đoạt trong tội “Cướp tài sản
- Án lệ số 28/2019/AL về tội "Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
- Nợ tiền tín chấp, trách nhiệm hình sự hay dân sự?
- Án lệ số 19/2018/AL về xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt trong tội “Tham ô tài sản
- Án lệ số 18/2018/AL về hành vi giết người đang thi hành công vụ trong tội “Giết người”
- Án lệ số 17/2018/AL về tình tiết “Có tính chất côn đồ” trong tội “Giết người” có đồng phạm
- Thời hiệu truy tố trách nhiệm hình sự đối với tội vô ý làm chết người như thế nào?
Tư vấn luật dân sự
Giao xe không đúng số khung, số máy trong giấy đăng ký xe

Tôi có mua chiếc xe của cá nhân A, khi mua hai bên ký hợp đồng mua bán viết tay và xe không chính chủ. T sử dụng khoảng 20 ngày thì phát hiện số Khung xe không đúng trong giấy chứng nhận đăng ký xe. ...
- Những quy định pháp luật về hợp đồng vay mà các bên trong giao dịch vay dân sự cần chú ý
- Chính sách đối với hộ nghèo thiếu hụt đa chiều mới nhất
- Án lệ số 31/2020/AL về xác định quyền thuê nhà, mua nhà thuộc sở hữu của Nhà nước theo Nghị định số 61/CP ngày 05-7-1994 của Chính phủ về quyền tài sản
- Án lệ số 25/2018/AL về không phải chịu phạt cọc vì lý do khách quan
- Án lệ số 23/2018/AL về hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khi bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm do lỗi của doanh nghiệp bảo hiểm
- Án lệ số 22/2018/AL về không vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin tình trạng bệnh lý trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
- Án lệ số 21/2018/AL về lỗi và thiệt hại trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê tài sản
- Án lệ số 13/2017/AL về hiệu lực thanh toán của thư tín dụng (L/C) trong trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cơ sở của L/C bị hủy bỏ
- Án lệ số 12/2017/AL về xác định trường hợp đương sự được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất sau khi Tòa án đã hoãn phiên tòa
Tư vấn luật đất đai
Rủi ro khi nhờ người khác đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Hiện nay có rất nhiều cá nhân, tổ chức đang có nhu cầu nhờ một chủ thể khác thay mình đứng tên trên GCNQSDĐ, điều này đã làm phát sinh rất nhiều tranh chấp và khó chứng minh được nguồn chứng cứ. Trong ...
- Thủ tục khiếu nại quyết định hành chính lĩnh vực đất đai
- Án lệ số 36/2020/AL về hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị thu hồi, hủy bỏ
- Án lệ số 35/2020/AL về người Việt Nam trước khi định cư ở nước ngoài giao lại đất nông nghiệp cho người ở trong nước sử dụng
- Án lệ số 33/2020/AL về trường hợp cá nhân được Nhà nước giao đất nhưng không sử dụng mà để người khác quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài
- Án lệ số 32/2020/AL về trường hợp đất do cá nhân khai phá nhưng sau đó xuất cảnh định cư ở nước ngoài và người khác đã quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài
- Chuyển quyền sử dụng đất và các vấn đề liên quan
- Án lệ số 34/2020/AL về quyền lập di chúc định đoạt giá trị bồi thường về đất trong trường hợp đất bị Nhà nước thu hồi có bồi thường
- Án lệ số 27/2019/AL về thụ lý, giải quyết vụ án hành chính liên quan đến nhà đất
- Án lệ số 15/2017/AL về công nhận thỏa thuận miệng của các đương sự trong việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp
Tư vấn luật hôn nhân
Án lệ số 03/2016/AL về vụ án “Ly hôn” được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016

Án lệ số 03/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân ...
- Cách giành quyền nuôi con sau ly hôn? Làm thế nào để giành quyền nuôi con khi không thể thỏa thuận được? Vấn đề cấp dưỡng được thực hiện như thế nào khi một bên không đồng ý?
- Việt Nam đã cho phép hôn nhân đồng giới chưa?
- Hợp đồng hôn nhân là gì? Hợp đồng hôn nhân có hiệu lực hay không?
- Phải làm thể nào để ly hôn khi vợ hoặc chồng đang ở nước ngoài ? Thủ tục ly hôn vắng mặt
- Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân không phải con ruột của chồng được xử lý như thế nào ?
- Tài sản chung của hai vợ chồng là đất đai thì án phí dân sự sơ thẩm là bao nhiêu ?
- Đã ly hôn chồng không cho gặp con phải làm như thế nào ? Quyền nuôi con khi ly hôn ?
- Có được ly hôn khi chưa đăng ký kết hôn ? Thủ tục ly hôn thực hiện như thế nào ?
- Ly hôn đơn phương nguyên đơn có được vắng mặt không? Vắng mặt tòa án có giải quyết không?
Xem nhiều
Mẫu đơn tố cáo cập nhật mới nhất năm 2020

Đơn tố cáo thể hiện quyền của công dân trong việc tố giác hành vi vi phạm pháp luật của người khác xâm phạm trực tiếp quyền lợi hợp pháp của mình hoặc của cộng đồng đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền ...
- Mẫu đơn trình báo công an mới nhất năm 2020, Cách viết đơn trình báo
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định mới nhất năm 2020
- Tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác theo quy định của pháp luật hình sự ?
- Quy định mới năm 2020 về tội cho vay nặng lãi theo luật hình sự ?
- Quan hệ với trẻ em từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi có phạm tội không?
- Tội đánh bạc sẽ bị xử lý như thế nào theo Bộ Luật hình sự mới 2020?
- Bị bôi nhọ danh dự trên facebook có kiện được hay không ?
- Đăng hình người khác, đăng video lên mạng xã hội facebook thì bị xử phạt thế nào ? Phạm tội gì ?
- Bị lừa đảo khi đồng ý nhận quà tặng của người lạ từ nước ngoài gửi về Việt Nam?
Nguồn: luatminhkhue.vn
Tin cùng chuyên mục:
Mua Tinh dầu Cỏ Gừng nguyên chất tại Tân Bình
Mua Tinh dầu Cỏ Gừng nguyên chất tại Phú Nhuận
Mua Tinh dầu Long não nguyên chất tại Tân Bình
Mua Tinh dầu Long não nguyên chất tại Phú Nhuận