Hướng dẫn cách tính trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp ?
Mục lục bài viết
- 1. Hướng dẫn cách tính trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp ?
- 2. Tư vấn điều kiện được trợ cấp thôi việc ?
- 3. Trường hợp phải chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động không?
1. Hướng dẫn cách tính trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp ?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về trợ cấp thôi việc:
Căn cứ theo quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động năm 2012 về trợ cấp thôi việc:
“1. Khi HĐLĐ chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương;
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc;
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 6 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc”.
Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 về trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm:
“3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó:a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;b) Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;c) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.”
Theo như thông tin bạn đưa ra, người lao động bạn nhắc tới làm việc tại công ty bạn từ 6/2008 và bắt đầu tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ tháng 1/2009, nghĩa là có 7 tháng làm việc tại công ty mà không tham gia BHTN và đây là căn cứ tính hưởng trợ cấp thôi việc.
Ví dụ: Theo các quy định trên, người lao động này sẽ được hưởng 1/2 tháng tiền lương trung bình của 6 tháng liền kề trước thời điểm người lao động nghỉ việc và bằng: 3.510.000/2 = 1.755.000 đồng.
Thứ hai, về trợ cấp thất nghiệp:
Về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp .
Căn cứ khoản 2 Điều 49 Luật việc làm 2013 thì người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi:
“Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này”
Về thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Căn cứ khoản 2 Điều 50 Luật việc làm 2013 quy định về mức hưởng, thời gian, thời điểm hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính như sau:
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.”
Đồng thời, theo quy định tại khoản 7 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP như sau:
“Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 36 tháng thì những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.”
Như vậy, người lao động đó được hưởng 7 tháng trợ cấp thất nghiệp còn 09 tháng lẻ chưa hưởng sẽ được bảo lưu cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi bạn đủ điều kiện.
Về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 50 Luật việc làm 2013 như sau:
“1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc“
Theo đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Trợ cấp thất nghiệp 1 tháng = 60% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Như vậy, mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng người lao động đó nhận được là: 60% x 3.510.00= 2.106.000 đồng.
Trân trọng ./.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tính bảo hiểm xã hội một lần theo quy định mới 2020
2. Tư vấn điều kiện được trợ cấp thôi việc ?
Trả lời tư vấn:
Theo quy định tại khoản 1, điều 48, Bộ luật lao động năm 2012 quy định về trợ cấp thôi việc :
“ Điều 48: Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.”
Khoản 1, điều 14 nghị định 05/2015 cũng quy định:
“ Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 Điều 36 và người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Lao động.”
Trong trường hợp của bạn, thời gian bạn làm việc cho công ty là 9 năm ( từ năm 2007 cho đến tháng 1/2016 ).Như vậy, theo quy định của pháp luật, phía công ty phải có trách nhiệm chi trả trợ cấp thất nghiệp cho bạn. Vì vậy, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu công ty thanh toán cho mình tiền trợ cấp thôi việc theo đúng quy định của pháp luật. Và việc công ty từ chối chi trả trợ cấp thất nghiệp với lí do doanh nghiệp quân đội không quy định trả trợ cấp thôi việc là không có căn cứ pháp luật.
Trân trọng ./.
>> Xem thêm: Năm 2020, Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp cần những giấy tờ gì ?
3. Trường hợp phải chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 48 Bộ luật lao động 2012 quy định về trợ cấp thôi việc như sau:
“1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”
Khoản 3 Điều 36 Bộ luật lao động 2012 quy định một trong những căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động: “3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.”
Theo thông tin bạn cung cấp, đơn vị bạn có người lao động xin nghỉ việc và được cơ quan đồng ý, như vậy việc chấm dứt hợp đồng lao động dựa trên sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động theo Khoản 3 Điều 36 Bộ luật lao động 2012 . Do đó, đơn vị bạn phải chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định.
Trân trọng ./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động – Công ty Luật Minh Khuê
>> Xem thêm: Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động mới năm 2020
- Xử lý người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
- Điều kiện sa thải người lao động theo luật ? Cách sa thải lao động hợp pháp
- Hình thức kỷ luật sa thải và buộc thôi việc khác nhau ở điểm nào ?
- So sánh sự khác nhau giữa trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp mất việc làm ?
- Người lao động bị tạm giam có được coi là lý do để công ty chấm dứt hợp đồng lao động ?
- Người lao động bị kết án tù giam thì công ty có quyền chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có được hưởng chế độ gì không ?
- Thông báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động ?
- Trình tự xin chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn ?
- Chấm dứt hợp đồng lao động: Thôi việc hay viết đơn nghỉ việc ?
- Khoản bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được quy định như thế nào?
- Mức bồi thường khi công ty chấm dứt hợp đồng lao động trái luật ?
Bạn thấy nội dung này thực sự hữu ích?
Bạn thấy nội dung này chưa ổn ở đâu?
Cảm ơn bạn đã nhận xét!
Bài viết cùng chủ đề
- Án lệ số 20/2018/AL về xác lập quan hệ hợp đồng lao động sau khi hết thời gian thử việc(10/06)
- Chế độ nghỉ phép năm và quy định mới nhất về nghỉ phép năm ở người lao động(12/06)
- Người sử dụng lao động không trả lương cho người lao động thì xử lý như thế nào?(02/06)
- Viên chức kiện hủy quyết định kỷ luật buộc thôi việc là vụ án lao động hay vụ án hành chính?(31/05)
- Thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động trong doanh nghiệp theo luật mới?(30/05)
- Hồ sơ đề nghị giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp(30/05)
- Đoàn viên và cán bộ Công đoàn theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII(29/05)
- Bị sa thải trái pháp luật ngừoi lao động phải làm gì?(29/05)
- Điều kiện hưởng và cách tính tiền trợ cấp thất nghiệp năm 2020(28/05)
- Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội thì thẻ bảo hiểm y tế có dùng được không?(27/05)
Tư vấn luật hình sự
Án lệ số 30/2020/AL về hành vi cố ý điều khiển phương tiện giao thông chèn lên bị hại sau khi gây tai nạn

Bản án phúc thẩm số 280/2019/HSPT ngày 16-5-2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội về vụ án “Giết người” đối với bị cáo Phan Đình Q, sinh năm 1980. Sau khi gây ra tai nạn giao thông cho bị hại, ...
- Án lệ số 29/2019/AL về tài sản bị chiếm đoạt trong tội “Cướp tài sản
- Án lệ số 28/2019/AL về tội "Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
- Nợ tiền tín chấp, trách nhiệm hình sự hay dân sự?
- Án lệ số 19/2018/AL về xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt trong tội “Tham ô tài sản
- Án lệ số 18/2018/AL về hành vi giết người đang thi hành công vụ trong tội “Giết người”
- Án lệ số 17/2018/AL về tình tiết “Có tính chất côn đồ” trong tội “Giết người” có đồng phạm
- Thời hiệu truy tố trách nhiệm hình sự đối với tội vô ý làm chết người như thế nào?
- Nghị định số 44/2020/NĐ-CP cưỡng chế thi hành án hình sự với pháp nhân thương mại
- Nghị định số 55/2020/NĐ-CP thi hành án hình sự với pháp nhân thương mại
Tư vấn luật dân sự
Chính sách đối với hộ nghèo thiếu hụt đa chiều mới nhất

Hộ nghèo được xác định là một đối tượng yếu thế trong xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau đối với đối tượng này như: hỗ trợ về bảo hiểm y tế, giáo dục và đào ...
- Án lệ số 31/2020/AL về xác định quyền thuê nhà, mua nhà thuộc sở hữu của Nhà nước theo Nghị định số 61/CP ngày 05-7-1994 của Chính phủ về quyền tài sản
- Án lệ số 26/2018/AL về xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản
- Án lệ số 25/2018/AL về không phải chịu phạt cọc vì lý do khách quan
- Án lệ số 24/2018/AL về di sản thừa kế chuyển thành tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân
- Án lệ số 23/2018/AL về hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khi bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm do lỗi của doanh nghiệp bảo hiểm
- Án lệ số 22/2018/AL về không vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin tình trạng bệnh lý trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
- Án lệ số 21/2018/AL về lỗi và thiệt hại trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê tài sản
- Án lệ số 13/2017/AL về hiệu lực thanh toán của thư tín dụng (L/C) trong trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cơ sở của L/C bị hủy bỏ
- Án lệ số 12/2017/AL về xác định trường hợp đương sự được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất sau khi Tòa án đã hoãn phiên tòa
Tư vấn luật đất đai
Án lệ số 35/2020/AL về người Việt Nam trước khi định cư ở nước ngoài giao lại đất nông nghiệp cho người ở trong nước sử dụng

Quyết định giám đốc thẩm số 65/2018/GĐT-DS ngày 06-8-2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng về vụ án dân sự “Tranh chấp về tài sản bị cưỡng chế Thi hành án” tại tỉnh Đắk Lắk giữa nguyên đơn là ...
- Án lệ số 34/2020/AL về quyền lập di chúc định đoạt giá trị bồi thường về đất trong trường hợp đất bị Nhà nước thu hồi có bồi thường
- Án lệ số 33/2020/AL về trường hợp cá nhân được Nhà nước giao đất nhưng không sử dụng mà để người khác quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài
- Án lệ số 32/2020/AL về trường hợp đất do cá nhân khai phá nhưng sau đó xuất cảnh định cư ở nước ngoài và người khác đã quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài
- Chuyển quyền sử dụng đất và các vấn đề liên quan
- Án lệ số 27/2019/AL về thụ lý, giải quyết vụ án hành chính liên quan đến nhà đất
- Các loại thuế, phí, lệ phí phải nộp khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất
- Án lệ số 16/2017/AL về công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế do một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng
- Án lệ số 15/2017/AL về công nhận thỏa thuận miệng của các đương sự trong việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp
- Án lệ số 14/2017/AL về công nhận điều kiện của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất mà điều kiện đó không được ghi trong hợp đồng
Tư vấn luật hôn nhân
Án lệ số 03/2016/AL về vụ án “Ly hôn” được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016

Án lệ số 03/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân ...
- Cách giành quyền nuôi con sau ly hôn? Làm thế nào để giành quyền nuôi con khi không thể thỏa thuận được? Vấn đề cấp dưỡng được thực hiện như thế nào khi một bên không đồng ý?
- Việt Nam đã cho phép hôn nhân đồng giới chưa?
- Hợp đồng hôn nhân là gì? Hợp đồng hôn nhân có hiệu lực hay không?
- Phải làm thể nào để ly hôn khi vợ hoặc chồng đang ở nước ngoài ? Thủ tục ly hôn vắng mặt
- Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân không phải con ruột của chồng được xử lý như thế nào ?
- Tài sản chung của hai vợ chồng là đất đai thì án phí dân sự sơ thẩm là bao nhiêu ?
- Đã ly hôn chồng không cho gặp con phải làm như thế nào ? Quyền nuôi con khi ly hôn ?
- Có được ly hôn khi chưa đăng ký kết hôn ? Thủ tục ly hôn thực hiện như thế nào ?
- Ly hôn đơn phương nguyên đơn có được vắng mặt không? Vắng mặt tòa án có giải quyết không?
Xem nhiều
Quy định mới năm 2020 về ngày nghỉ phép năm, chế độ nghỉ hàng năm ?

Quy định mới nhất về chế độ nghỉ phép năm (nghỉ hàng năm), điều kiện nghỉ phép năm theo quy định của pháp và Luật Minh Khuê tư vấn pháp luật Lao động và giải đáp các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt ...
- Mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất năm 2020
- Thời hạn báo giảm bảo hiểm xã hội cho người lao động nghỉ việc ?
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động được quy định như thế nào ?
- Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động mới năm 2020
- Mẫu hợp đồng thử việc mới nhất năm 2020, Mức lương thử việc ?
- Phân tích về vai trò của pháp luật đối với nhà nước và xã hội ?
- Phụ cấp lương theo quy định luật lao động bao gồm những khoản nào ?
- Năm 2020, Bị tai nạn lao động thì được hưởng bảo hiểm xã hội thế nào ?
- Nghỉ việc phải báo trước bao nhiêu ngày ? Vi phạm thời gian báo trước thì bị phạt thế nào ?
Nguồn: luatminhkhue.vn
Tin cùng chuyên mục:
Mua Tinh dầu Cỏ Gừng nguyên chất tại Tân Bình
Mua Tinh dầu Cỏ Gừng nguyên chất tại Phú Nhuận
Mua Tinh dầu Long não nguyên chất tại Tân Bình
Mua Tinh dầu Long não nguyên chất tại Phú Nhuận