Sử dụng đèn pin chích điện, dao, côn để tự vệ có vi phạm pháp luật ?
Mục lục bài viết
- 1. Sử dụng đèn pin chích điện để tự vệ có vi phạm luật ?
- 2. Xử lý hành vi mang vũ khí nóng (mã tấu, súng…) ?
- 3. Có phải chịu trách nhiệm hình sự khi tự vệ không ?
- 4. Dùng chai bia để tự vệ có phải sử dụng hung khí nguy hiểm?
- 5. Tự vệ vượt quá mức quy định làm chết người thị bị phạt bao nhiêu năm tù ?
1. Sử dụng đèn pin chích điện để tự vệ có vi phạm luật ?
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty luật Minh Khuê,chúng tôi giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ theo khoản 11 Điều 3 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 về các loại công cụ hỗ trợ như sau:
“11. Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:
a) Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;
b) Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;
c) Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;
d) Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;
đ) Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
e) Công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự là phương tiện được chế tạo, sản xuất không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có tính năng, tác dụng tương tự như công cụ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này.”
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5, Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 về các hành vi bị cấm:
“2.Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán , xuất khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ.”
Như vậy, đèn pin chích điện là một loại công cụ hỗ trợ theo điểm d khoản 11 Điều 3 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 nên nó hoàn toàn bị cấm sử dụng dưới bất kì hình thức và lý do gì.
Trân trọng./.
>> Xem thêm: Trẻ em phạm tội dưới 16 tuổi thì phải xử lý như thế nào ? Xử lý hành vi xâm phạm quyền trẻ em ?
2. Xử lý hành vi mang vũ khí nóng (mã tấu, súng…) ?
Theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
.
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua điện thoại gọi: – 1900.6162
Trong đó,
**Vũ khí quân dụng bao gồm:
– Vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ, bao gồm:
Súng cầm tay: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu;
Vũ khí hạng nhẹ: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân;
Vũ khí hạng nặng: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa;
Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí quy định tại điểm này;
– Vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí quy định tại điểm a khoản này, không được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác quy định tại Điều 18 của Luật này để thi hành công vụ.”;
** Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.
Như vậy, những cá nhân mang những vũ khí thô sơ như kiếm, mã tấu… hay những vũ khí quân dụng như súng khi chưa được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là vi phạm quy định về quản lý, sử dụng vũ khí và phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Theo quy định tại Điều 304 Bộ luật hình sự (BLHS), người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng phải chịu trách nhiệm hình sự về “Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự”, có thể bị phạt tù với mức thấp nhất là một năm và cao nhất là tù chung thân. Ngoài ra, người có hành vi phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1-5 năm.
Đối với các loại vũ khí thô sơ, Điều 233 BLHS quy định “Người nào… tàng trữ, vận chuyển… vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm” phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “tàng trữ, vận chuyển… vũ khí thô sơ” với hình phạt tù từ 3 tháng đến cao nhất là 5 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú 1 – 5 năm.
Trường hợp người có hành vi vi phạm về quản lý vũ khí thô sơ, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể, tại Điều 10 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bao lực gia đình, người nào có hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ vũ khí thô sơ, công vụ hỗ trợ mà không có giấy phép thì có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đ. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện đối với hành vi vi phạm nói trên.
Như vậy, người có hành vi “mang các loại vũ khí như dao, kiếm, mã tấu, thậm chí là súng trên các phương tiện vận tải” có thể phải trịu trách nhiệm hình sự hoặc trách nhiệm hành chính tùy thuộc vào loại vũ khí, số lượng vũ khí, tính chất của hành vi… như đã nói ở trên.
Trân trọng./.
>> Tham khảo dịch vụ: Luật sư tranh tụng tại tòa án và đại diện ngoài tố tụng;
>> Xem thêm: Mang dao phòng thân có được pháp luật cho phép không ? Dùng dao đâm người khác phạm tội gì ?
3. Có phải chịu trách nhiệm hình sự khi tự vệ không ?
Luật sư tư vấn:
Theo như các bạn đề cập trong câu hỏi, các bạn là người bị động trong vụ việc và rơi vào tình trạng buộc phải phản kháng lại (phòng vệ). Nếu đúng như vậy, nạn nhân cũng là bên có lỗi và phải chịu một phần hậu quả họ gây ra. Tuy nhiên, trường hợp những người đó bị thương tật từ 31 % trở lên, các bạn vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” được quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Trân trọng ./.
>> Xem thêm: Quy định về người mất năng lực hành vi dân sự? Người bị tâm thần đánh người thì có bị xử phạt hay không?
4. Dùng chai bia để tự vệ có phải sử dụng hung khí nguy hiểm?
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
Câu hỏi: Có một nhóm thanh niên tự động xông vào nhà tôi đập phá đồ đạc rồi dùng chai bia đâm em tôi. Sau đó, em tôi chạy vào nhà thấy dao dùng để chặt đá để tự vệ nhưng nhóm thanh niên kia không ai bị thương. Tuy nhiên công an đã đến bắt em trai tôi vì dùng hung khí nguy hiểm. Luật sư cho tôi hỏi công an làm như vậy có đúng không? Chai bia có được coi là vũ khí nguy hiểm không?
Cảm ơn quý luật sư đã đọc câu hỏi! Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao thì: “Phương tiện nguy hiểm” là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.
a. Về công cụ, dụng cụ
Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn…
b. Về vật mà người phạm tội chế tạo ra
Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ…
c. Về vật có sẵn trong tự nhiên
Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt..”
Đồng thời theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ… thì chai bia được coi là hung khí nguy hiểm nếu khi sử dụng chai bia tấn công người khác sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng hoặc sức khỏe của người bị tấn công.
Trong trường hợp này, mặc dù em bạn tự vệ nhưng em bạn biết rõ dao là phương tiện nguy hiểm có thể gây tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác thì cơ quan có thẩm quyền vẫn có thể bắt em bạn để điều tra, làm rõ.
Trân trọng.
>> Xem thêm: Xử lý vi phạm hành chính vì mang gậy 3 khúc trong người bị phạt bao nhiêu tiền ?
5. Tự vệ vượt quá mức quy định làm chết người thị bị phạt bao nhiêu năm tù ?
Tại Điều 22 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về phòng vệ chính đáng thì:
Điều 22. Phòng vệ chính đáng
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này
Anh B có hành vi đánh a đã phát sinh quyền phòng vệ chính đáng của A. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì phòng vệ chính đáng đòi hỏi sự chống trả lại một cách cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi tấn công trong trường hợp cụ thể. Để xem xét hành vi chống trả có cần thiết hay không, có quá giới hạn phòng vệ hay không phải xem xét toàn diện những tình tiết có liên quan đến hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ như: vũ khí, phương tiện, phương pháp mà hai bên đã sử dụng, cường độ của sự tấn công và của sự phòng vệ, hoàn cảnh xảy ra sự việc…
Ở đây, việc Aa có thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng hay không phụ thuộc vào từng tình tiết cụ thể. Với những thông tin bạn cung cấp thì A có thể phạm vào tội Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo quy định tại Điều 126 Bộ luật hình sự 2015:
Điều 126. Tội giết người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Như vậy, theo như phân tích trên anh A có thể phạm vào tội vượt quá phòng vệ chính đáng, có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự – Công ty luật Minh Khuê
>> Xem thêm: Thủ tục cấp phép chế tạo, mua, bán vũ khí thô sơ/vũ khí thể thao ?
- Sở hữu vũ khí thô sơ có vi phạm pháp luật không?
- Dao găm như thế nào được xem là vũ khí thô sơ
- Thế nào là vũ khí thô sơ ? Quy định về sử dụng, tàng trữ vũ khí thô sơ ?
- Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về cá nhân hay công ty ?
- Treo kiếm Nhật trong nhà để hợp phong thủy có vi phạm pháp luật không ?
- Mang theo vũ khí thô sơ phòng thân có vi phạm luật không?
- Thủ tục yêu cầu người bị hại hoàn trả tiền bồi thường ?
- Tạt axit người khác bị xử lý thế nào?
- Mua cây 3 track để tự vệ có vi phạm pháp luật?
- Xô xát với người bị bệnh tâm thần có phải chịu TNHS ?
Bạn thấy nội dung này thực sự hữu ích?
Bạn thấy nội dung này chưa ổn ở đâu?
Cảm ơn bạn đã nhận xét!
Bài viết cùng chủ đề
- Án lệ số 30/2020/AL về hành vi cố ý điều khiển phương tiện giao thông chèn lên bị hại sau khi gây tai nạn(11/06)
- Án lệ số 29/2019/AL về tài sản bị chiếm đoạt trong tội “Cướp tài sản(11/06)
- Án lệ số 28/2019/AL về tội "Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh(11/06)
- Nợ tiền tín chấp, trách nhiệm hình sự hay dân sự?(10/06)
- Án lệ số 19/2018/AL về xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt trong tội “Tham ô tài sản(10/06)
- Án lệ số 18/2018/AL về hành vi giết người đang thi hành công vụ trong tội “Giết người”(10/06)
- Án lệ số 17/2018/AL về tình tiết “Có tính chất côn đồ” trong tội “Giết người” có đồng phạm(10/06)
- Thời hiệu truy tố trách nhiệm hình sự đối với tội vô ý làm chết người như thế nào?(07/06)
- Nghị định số 44/2020/NĐ-CP cưỡng chế thi hành án hình sự với pháp nhân thương mại(30/05)
- Nghị định số 55/2020/NĐ-CP thi hành án hình sự với pháp nhân thương mại(30/05)
Tư vấn luật hình sự
Án lệ số 30/2020/AL về hành vi cố ý điều khiển phương tiện giao thông chèn lên bị hại sau khi gây tai nạn

Bản án phúc thẩm số 280/2019/HSPT ngày 16-5-2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội về vụ án “Giết người” đối với bị cáo Phan Đình Q, sinh năm 1980. Sau khi gây ra tai nạn giao thông cho bị hại, ...
- Án lệ số 29/2019/AL về tài sản bị chiếm đoạt trong tội “Cướp tài sản
- Án lệ số 28/2019/AL về tội "Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
- Nợ tiền tín chấp, trách nhiệm hình sự hay dân sự?
- Án lệ số 19/2018/AL về xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt trong tội “Tham ô tài sản
- Án lệ số 18/2018/AL về hành vi giết người đang thi hành công vụ trong tội “Giết người”
- Án lệ số 17/2018/AL về tình tiết “Có tính chất côn đồ” trong tội “Giết người” có đồng phạm
- Thời hiệu truy tố trách nhiệm hình sự đối với tội vô ý làm chết người như thế nào?
- Nghị định số 44/2020/NĐ-CP cưỡng chế thi hành án hình sự với pháp nhân thương mại
- Nghị định số 55/2020/NĐ-CP thi hành án hình sự với pháp nhân thương mại
Tư vấn luật dân sự
Như thế nào là di chúc hợp pháp được pháp luật công nhận?

Hiện nay có rất nhiều bản di chúc được lập và tài sản được để lại nhằm mục đích khác nhau. Tuy nhiên có một số gia đình vẫn còn phát sinh tranh chấp từ nội dung của di chúc, đặc biệt là đối với di ...
- Chính sách đối với hộ nghèo thiếu hụt đa chiều mới nhất
- Án lệ số 31/2020/AL về xác định quyền thuê nhà, mua nhà thuộc sở hữu của Nhà nước theo Nghị định số 61/CP ngày 05-7-1994 của Chính phủ về quyền tài sản
- Án lệ số 25/2018/AL về không phải chịu phạt cọc vì lý do khách quan
- Án lệ số 23/2018/AL về hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khi bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm do lỗi của doanh nghiệp bảo hiểm
- Án lệ số 22/2018/AL về không vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin tình trạng bệnh lý trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
- Án lệ số 21/2018/AL về lỗi và thiệt hại trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê tài sản
- Án lệ số 26/2018/AL về xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản
- Án lệ số 24/2018/AL về di sản thừa kế chuyển thành tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân
- Án lệ số 13/2017/AL về hiệu lực thanh toán của thư tín dụng (L/C) trong trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cơ sở của L/C bị hủy bỏ
Tư vấn luật đất đai
Án lệ số 36/2020/AL về hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị thu hồi, hủy bỏ

Quyết định giám đốc thẩm số 05/2018/KDTM-GĐT ngày 18-5-2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án kinh doanh thương mại “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giữa ...
- Án lệ số 35/2020/AL về người Việt Nam trước khi định cư ở nước ngoài giao lại đất nông nghiệp cho người ở trong nước sử dụng
- Án lệ số 33/2020/AL về trường hợp cá nhân được Nhà nước giao đất nhưng không sử dụng mà để người khác quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài
- Án lệ số 32/2020/AL về trường hợp đất do cá nhân khai phá nhưng sau đó xuất cảnh định cư ở nước ngoài và người khác đã quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài
- Chuyển quyền sử dụng đất và các vấn đề liên quan
- Án lệ số 34/2020/AL về quyền lập di chúc định đoạt giá trị bồi thường về đất trong trường hợp đất bị Nhà nước thu hồi có bồi thường
- Án lệ số 27/2019/AL về thụ lý, giải quyết vụ án hành chính liên quan đến nhà đất
- Án lệ số 15/2017/AL về công nhận thỏa thuận miệng của các đương sự trong việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp
- Các loại thuế, phí, lệ phí phải nộp khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất
- Án lệ số 16/2017/AL về công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế do một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng
Tư vấn luật hôn nhân
Án lệ số 03/2016/AL về vụ án “Ly hôn” được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016

Án lệ số 03/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân ...
- Cách giành quyền nuôi con sau ly hôn? Làm thế nào để giành quyền nuôi con khi không thể thỏa thuận được? Vấn đề cấp dưỡng được thực hiện như thế nào khi một bên không đồng ý?
- Việt Nam đã cho phép hôn nhân đồng giới chưa?
- Hợp đồng hôn nhân là gì? Hợp đồng hôn nhân có hiệu lực hay không?
- Phải làm thể nào để ly hôn khi vợ hoặc chồng đang ở nước ngoài ? Thủ tục ly hôn vắng mặt
- Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân không phải con ruột của chồng được xử lý như thế nào ?
- Tài sản chung của hai vợ chồng là đất đai thì án phí dân sự sơ thẩm là bao nhiêu ?
- Đã ly hôn chồng không cho gặp con phải làm như thế nào ? Quyền nuôi con khi ly hôn ?
- Có được ly hôn khi chưa đăng ký kết hôn ? Thủ tục ly hôn thực hiện như thế nào ?
- Ly hôn đơn phương nguyên đơn có được vắng mặt không? Vắng mặt tòa án có giải quyết không?
Xem nhiều
Mẫu đơn tố cáo cập nhật mới nhất năm 2020

Đơn tố cáo thể hiện quyền của công dân trong việc tố giác hành vi vi phạm pháp luật của người khác xâm phạm trực tiếp quyền lợi hợp pháp của mình hoặc của cộng đồng đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền ...
- Mẫu đơn trình báo công an mới nhất năm 2020, Cách viết đơn trình báo
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định mới nhất năm 2020
- Tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác theo quy định của pháp luật hình sự ?
- Quan hệ với trẻ em từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi có phạm tội không?
- Quy định mới năm 2020 về tội cho vay nặng lãi theo luật hình sự ?
- Tội đánh bạc sẽ bị xử lý như thế nào theo Bộ Luật hình sự mới 2020?
- Đăng hình người khác, đăng video lên mạng xã hội facebook thì bị xử phạt thế nào ? Phạm tội gì ?
- Bị lừa đảo khi đồng ý nhận quà tặng của người lạ từ nước ngoài gửi về Việt Nam?
- Cấu thành tội phạm và những yếu tố cấu thành tội phạm? Ý nghĩa của cấu thành tội phạm.
Nguồn: luatminhkhue.vn
Tin cùng chuyên mục:
Mua Tinh dầu Cỏ Gừng nguyên chất tại Tân Bình
Mua Tinh dầu Cỏ Gừng nguyên chất tại Phú Nhuận
Mua Tinh dầu Long não nguyên chất tại Tân Bình
Mua Tinh dầu Long não nguyên chất tại Phú Nhuận