Tiền lương làm việc trong ngày nghỉ Lễ, tết sẽ được tính như thế nào theo quy định mới?
Mục lục bài viết
- 1. Ngày nghỉ lễ của cán bộ, công chức, viên chức có gì khác so với người lao động?
- Trả lời:
- 1.1 Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội:
- 1.2 Đối với người lao động khác sẽ được nghỉ lễ dịp 30/4, 01/5/2019 theo quy định tại Điểm c, d Khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019. Cụ thể như sau:
- 1.3 Tiền lương đối với người lao động trong ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 01/5/2019 được thực hiện như sau:
- 2. Nghỉ kết hôn có được hưởng nguyên lương?
- 3. Tính lương làm thêm giờ ban đêm trong ngày lễ như thế nào?
- 4. Người lao động ngừng việc có được trả lương không?
- 5. Người sử dụng lao động có được giữ lương của người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật không?
1. Ngày nghỉ lễ của cán bộ, công chức, viên chức có gì khác so với người lao động?
Chào Luật sự, tôi có thắc mắc là lịch nghỉ lễ 30/4/2019 và 01/05/2019 sắp tới của cán bộ công chức, viên chức và người lao động có sự thay đổi khác nhau không? nếu khác nhau thì khác nhau như thế nào? đồng thời, ngày đó nếu không đi làm thì có được lương không? đồng thời, nếu tôi đi làm vào ngày hôm đó thì lương của tôi sẽ được tính là được hơn bao nhiêu phần trăm?
Mong nhận được tư vấn. Trân trọng cám ơn.
Trả lời:
Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/05/2019 này, lịch nghỉ của người lao động và lịch nghỉ của cán bộ công chức viên chức là khác nhau, cụ thể như sau:
1.1 Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội:
Nghỉ từ thứ Bảy ngày 27/4 đến hết thứ Tư ngày 01/5/2019 (5 ngày nghỉ liên tục);
Trong đó, ngày 30/4 và 01/5 là ngày nghỉ lễ theo Điểm c, d Khoản 1 Điều 112 Bộ luật lao động 2019; ngày 27 và 28/4/2019 là ngày nghỉ hằng tuần; ngày 29/4/2019 được hoán đổi ngày nghỉ nên sẽ đi làm bù vào thứ Bảy ngày 04/5/2019.
1.2 Đối với người lao động khác sẽ được nghỉ lễ dịp 30/4, 01/5/2019 theo quy định tại Điểm c, d Khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019. Cụ thể như sau:
Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây: Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); Tết Âm lịch 05 ngày; Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch); Ngày Quốc khánh 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau); Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ. Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tính lương phép, nghĩ lễ chuẩn theo quy định ?
1.3 Tiền lương đối với người lao động trong ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 01/5/2019 được thực hiện như sau:
Trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 01/5/2019 người lao động được nghỉ và hưởng 100% lương (Điểm c,d Khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019).
Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây: Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); Tết Âm lịch 05 ngày; Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch); Ngày Quốc khánh 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau); Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Nghỉ kết hôn có được hưởng nguyên lương?
Điều 115 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:
“Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.”
Căn cứ quy định trên, kết hôn là một trong những lý do mà nếu người lao động xin nghỉ việc vì lý do này, người sử dụng lao động vẫn phải có trách nhiệm trả nguyên lương cho họ. Theo đó, nếu bạn kết hôn, bạn cần thông báo với người sử dụng lao động và sẽ được nghỉ việc hưởng nguyên lương trong thời gian 3 ngày. Trường hợp nếu bạn muốn nghỉ dài hơn thì bạn cần phải thỏa thuận với người sử dụng lao động của mình, khoảng thời gian bạn nghỉ dài hơn đó sẽ là khoảng thời gian nghỉ không hưởng lương.
3. Tính lương làm thêm giờ ban đêm trong ngày lễ như thế nào?
Thời gian làm việc vào ban đêm được tính từ 22h đến 06 giờ sáng hôm sau (Điều 106 Bộ luật Lao động 2019). Người sử dụng lao động sẽ chỉ được yêu cầu người lao động làm thêm giờ nếu có sự đồng ý của người lao động và phải bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng, căn cứ quy định tại Điều 107 Bộ luật Lao động 2019:
“Điều 107. Làm thêm giờ
1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
c) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
d) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;
đ) Trường hợp khác do Chính phủ quy định.
…”
Người lao động làm việc ban đêm vào ngày nghỉ lễ thì tiền lương ngày đó đối với họ được quy định tại Điều 98 Bộ luật lao động 2019 như sau:
“Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Người lao động làm việc vào ngày nghỉ lễ, tết thì sẽ được ít nhất 300% lương cộng với 100% lương của ngày nghỉ lễ, tết đó, tức là 400% nếu đi làm vào ngày này. Trường hợp người lao động làm thêm giờ việc vào ban đêm trong khoảng thời gian từ 22h đến 6h sáng hôm sau thì ngoài khoản tiền ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ đó, người lao động còn được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường và được trả thêm 20% tiền lương tính trên đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày lễ (tính trên mức 300% lương).
4. Người lao động ngừng việc có được trả lương không?
Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương ngừng việc như sau:
“Điều 99. Tiền lương ngừng việc
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.”
Như vậy, việc ngừng việc của người lao động do 3 nguyên nhân chính là do lỗi của người sử dụng lao động, do lỗi của người lao động hoặc do nguyên nhân khách quan như sự cố điện, nước không do lỗi của người sử dụng lao động, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động do yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế. Trường hợp do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động, nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương, những người lao động khác phải ngừng việc thì được trả lương theo thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Còn đối với trường hợp ngừng việc vì những lý do khách quan theo quy định của luật thì nếu ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu, nếu ngừng việc từ 14 ngày trở lên thì mức tiền lương ngừng việc ở đây do các bên thỏa thuận với nhau nhưng phải đảm bảo tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
5. Người sử dụng lao động có được giữ lương của người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật không?
Người lao động đơn phương chấm dứt trái luật là việc người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái với quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019:
“Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.”
Trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật thì người lao động sẽ có những nghĩa vụ theo quy định tại Điều 40 Bộ luật lao động 2019 như sau:
“Điều 40. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc.
2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người sử dụng lao động có quyền giữ lại lương của người lao động bởi theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2019:
“iều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
…”
Như vậy, từ quy định trên, người sử dụng lao động có trách nhiệm phải trả lương đầy đủ cho người lao động kể cả trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luậngười lao động cũng có nghĩa vụ phải bồi thường cho người lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và 1 khoản tiền tương ứng với khoảng thời gian không báo trước, đồng thời phải hoàn trả chi phí đào tạo nếu có và không được trợ cấp thôi việc.
Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email Tư vấn pháp luật lao động miễn phí qua Email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.6162. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn luật lao động – Công ty luật Minh Khuê
>> Xem thêm: Cách tính tiền lương đối với ngày nghỉ lễ 30/4 – 1/5 theo quy định của pháp luật lao động ?
- Tiền lương làm thêm giờ và tiền lương ngày nghỉ lễ của người lao động ?
- Cách tính lương cho hai ngày nghỉ lễ (30/04 và 01/05) như thế nào?
- Giải quyết tiền lương với nghỉ tuần và thời gian công ty không có việc như thế nào?
- Tư vấn về tiền lương làm vào ngày lễ ?
- Lịch trực đúng ngày nghỉ lễ được hưởng lương thế nào?
- Tư vấn về nghỉ phép năm của cán bộ, công chức, viên chức ?
Bạn thấy nội dung này thực sự hữu ích?
Bạn thấy nội dung này chưa ổn ở đâu?
Cảm ơn bạn đã nhận xét!
Bài viết cùng chủ đề
- Có phải bồi thường khi chấm dứt hợp đồng với người sử dụng lao động hay không? Những chế độ gì sẽ được hưởng khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật(21/07)
- Chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải có những hậu quả pháp lý nào?(20/07)
- Quy định của pháp luật về hợp đồng lao động với người cao tuổi?(25/06)
- Quy định về mức hưởng, trình tự nhận trợ cấp thất nghiệp mới nhất(22/06)
- Án lệ số 20/2018/AL về xác lập quan hệ hợp đồng lao động sau khi hết thời gian thử việc(10/06)
- Chế độ nghỉ phép năm và quy định mới nhất về nghỉ phép năm ở người lao động(12/06)
- Người sử dụng lao động không trả lương cho người lao động thì xử lý như thế nào?(02/06)
- Viên chức kiện hủy quyết định kỷ luật buộc thôi việc là vụ án lao động hay vụ án hành chính?(31/05)
- Thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động trong doanh nghiệp theo luật mới?(30/05)
- Hồ sơ đề nghị giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp(30/05)
Tư vấn luật hình sự
Khi nào thì được tha tù trước hạn có điều kiện theo luật mới?

Em tôi ba năm trước bị kết án tù về tội cướp tài sản, tòa xử 5 năm tù, trong các đợt ở trại thì em tôi luôn chấp hành tốt các quy định và đều đạt khá trở lên, vậy cho tôi hỏi điều kiện để tha tù trước ...
- Án lệ số 30/2020/AL về hành vi cố ý điều khiển phương tiện giao thông chèn lên bị hại sau khi gây tai nạn
- Án lệ số 29/2019/AL về tài sản bị chiếm đoạt trong tội “Cướp tài sản
- Án lệ số 28/2019/AL về tội "Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
- Nợ tiền tín chấp, trách nhiệm hình sự hay dân sự?
- Án lệ số 19/2018/AL về xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt trong tội “Tham ô tài sản
- Án lệ số 18/2018/AL về hành vi giết người đang thi hành công vụ trong tội “Giết người”
- Án lệ số 17/2018/AL về tình tiết “Có tính chất côn đồ” trong tội “Giết người” có đồng phạm
- Thời hiệu truy tố trách nhiệm hình sự đối với tội vô ý làm chết người như thế nào?
- Trình báo tội phạm đến cơ quan công an thế nào
Tư vấn luật dân sự
Giao xe không đúng số khung, số máy trong giấy đăng ký xe

Tôi có mua chiếc xe của cá nhân A, khi mua hai bên ký hợp đồng mua bán viết tay và xe không chính chủ. T sử dụng khoảng 20 ngày thì phát hiện số Khung xe không đúng trong giấy chứng nhận đăng ký xe. ...
- Những quy định pháp luật về hợp đồng vay mà các bên trong giao dịch vay dân sự cần chú ý
- Chính sách đối với hộ nghèo thiếu hụt đa chiều mới nhất
- Án lệ số 31/2020/AL về xác định quyền thuê nhà, mua nhà thuộc sở hữu của Nhà nước theo Nghị định số 61/CP ngày 05-7-1994 của Chính phủ về quyền tài sản
- Án lệ số 25/2018/AL về không phải chịu phạt cọc vì lý do khách quan
- Án lệ số 23/2018/AL về hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khi bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm do lỗi của doanh nghiệp bảo hiểm
- Án lệ số 22/2018/AL về không vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin tình trạng bệnh lý trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
- Án lệ số 21/2018/AL về lỗi và thiệt hại trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê tài sản
- Án lệ số 13/2017/AL về hiệu lực thanh toán của thư tín dụng (L/C) trong trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cơ sở của L/C bị hủy bỏ
- Án lệ số 12/2017/AL về xác định trường hợp đương sự được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất sau khi Tòa án đã hoãn phiên tòa
Tư vấn luật đất đai
Rủi ro khi nhờ người khác đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Hiện nay có rất nhiều cá nhân, tổ chức đang có nhu cầu nhờ một chủ thể khác thay mình đứng tên trên GCNQSDĐ, điều này đã làm phát sinh rất nhiều tranh chấp và khó chứng minh được nguồn chứng cứ. Trong ...
- Thủ tục khiếu nại quyết định hành chính lĩnh vực đất đai
- Án lệ số 36/2020/AL về hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị thu hồi, hủy bỏ
- Án lệ số 35/2020/AL về người Việt Nam trước khi định cư ở nước ngoài giao lại đất nông nghiệp cho người ở trong nước sử dụng
- Án lệ số 33/2020/AL về trường hợp cá nhân được Nhà nước giao đất nhưng không sử dụng mà để người khác quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài
- Án lệ số 32/2020/AL về trường hợp đất do cá nhân khai phá nhưng sau đó xuất cảnh định cư ở nước ngoài và người khác đã quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài
- Chuyển quyền sử dụng đất và các vấn đề liên quan
- Án lệ số 34/2020/AL về quyền lập di chúc định đoạt giá trị bồi thường về đất trong trường hợp đất bị Nhà nước thu hồi có bồi thường
- Án lệ số 27/2019/AL về thụ lý, giải quyết vụ án hành chính liên quan đến nhà đất
- Án lệ số 15/2017/AL về công nhận thỏa thuận miệng của các đương sự trong việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp
Tư vấn luật hôn nhân
Án lệ số 03/2016/AL về vụ án “Ly hôn” được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016

Án lệ số 03/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân ...
- Cách giành quyền nuôi con sau ly hôn? Làm thế nào để giành quyền nuôi con khi không thể thỏa thuận được? Vấn đề cấp dưỡng được thực hiện như thế nào khi một bên không đồng ý?
- Việt Nam đã cho phép hôn nhân đồng giới chưa?
- Hợp đồng hôn nhân là gì? Hợp đồng hôn nhân có hiệu lực hay không?
- Phải làm thể nào để ly hôn khi vợ hoặc chồng đang ở nước ngoài ? Thủ tục ly hôn vắng mặt
- Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân không phải con ruột của chồng được xử lý như thế nào ?
- Tài sản chung của hai vợ chồng là đất đai thì án phí dân sự sơ thẩm là bao nhiêu ?
- Đã ly hôn chồng không cho gặp con phải làm như thế nào ? Quyền nuôi con khi ly hôn ?
- Có được ly hôn khi chưa đăng ký kết hôn ? Thủ tục ly hôn thực hiện như thế nào ?
- Ly hôn đơn phương nguyên đơn có được vắng mặt không? Vắng mặt tòa án có giải quyết không?
Xem nhiều
Quy định mới năm 2020 về ngày nghỉ phép năm, chế độ nghỉ hàng năm ?

Quy định mới nhất về chế độ nghỉ phép năm (nghỉ hàng năm), điều kiện nghỉ phép năm theo quy định của pháp và Luật Minh Khuê tư vấn pháp luật Lao động và giải đáp các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt ...
- Thời hạn báo giảm bảo hiểm xã hội cho người lao động nghỉ việc ?
- Phân tích về vai trò của pháp luật đối với nhà nước và xã hội ?
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động được quy định như thế nào ?
- Mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất năm 2020
- Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động mới năm 2020
- Mẫu hợp đồng thử việc mới nhất năm 2020, Mức lương thử việc ?
- Mẫu hợp đồng lao động bản cập nhật mới nhất năm 2020
- Nghỉ việc phải báo trước bao nhiêu ngày ? Vi phạm thời gian báo trước thì bị phạt thế nào ?
- Phụ cấp lương theo quy định luật lao động bao gồm những khoản nào ?
Nguồn: luatminhkhue.vn