Tội trộm cắp tài sản bị luật hình sự xử phạt như thế nào ?
Mục lục bài viết
- 1. Tội trộm cắp tài sản bị luật hình sự xử phạt như thế nào ?
- 2. Trộm tiền bạn qua thẻ ATM phạm tội gì?
- 3. Trộm cắp tài sản (xe máy) sẽ bị trách nhiệm thế nào ?
- 4. Trách nhiệm hình sự đối với tội trộm cắp tài sản ?
- 5. Hình phạt của tội trộm cắp tài sản ?
1. Tội trộm cắp tài sản bị luật hình sự xử phạt như thế nào ?
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự về hành vi trộm cắp tài sản, gọi số: 1900.6162
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn như sau:
Theo quy định của (Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017) hiện hành:
Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật
Như vậy :
1. Đối với tội trộm cắp tài sản, chủ thể của tội phạm cũng tương tự như đối với tội xâm phạm sở hữu khác. Tài sản bị xâm phạm sở hữu có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì bị khởi tố về tội danh này. Như vậy giá trị tài sản sẽ xét theo thẩm định giá của cơ quan có thẩm quyền.
Thưa văn phòng luật sư, em có một câu hỏi về luật trong tình huống mong luật sư giúp em. Trong lúc mẹ em đi vắng bố em có ở nhà uống rượu và bẻ khóa hònm lấy đi 25 triệu đồng tiền mặt. Sau khi về mẹ em không biết là bố em đã lấy và báo công an lên lập biên bản. Sau đó bố em về đã mang tiền về nhà, mẹ em đã rút lại đơn trình báo nhưng bên phía công an họ không đồng ý và muốn truy tố . Vậy em xin hỏi trong trường hợp trên bố em đã vi phạm trộm cắp tài sản chưa ạ và nếu có bị xử lý thì sẽ bị xử lý như thế nào ? Rất mong các luật sư trả lời cho em. Em xin cảm ơn !
2. Về hành vi trộm cắp tài sản mà tài sản này là tài sản chung vợ chồng thì chưa xác định được hành vi này đủ căn cứ khởi tố về tội trộm cắp tài sản. Cụ thể, tài sản này chưa được xác định 1 cách rõ ràng là tài sản chung hay tài sản riêng. Nếu là tài sản chung thì cả vợ và chồng đều được sở hữu, là tài sản riêng thì phải có chứng từ chứng minh sở hữu. Theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình 2014:
“Điều 33. Tài san chung vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”
Như vậy tài sản trộm cắp phải là tài sản của người khác, không thuộc sở hữu của người phạm tội.
2. Trộm tiền bạn qua thẻ ATM phạm tội gì?
Xin chào luật sư Minh Khuê, em có câu hỏi muốn được giải đáp: Bạn của em có lấy 1 thẻ ATM của người ta và rút trong đó 4.700.000 đồng và đã hoàn trả tiền cho người bị mất, nhưng khi 2 bên đi rút đơn thì bên công an bảo không được. Bạn em bị tạm giam 1 tháng nay rồi. Bạn em không có tiền án. Vậy em xin hỏi luật sư bạn em có phải đi tù không ? Nếu bị đi tù thì sẽ lãnh mức án bao nhiêu ? Và bên bị mất có thể làm gì để giảm nhẹ tội cho bạn em không luật sư ? Em rất mong sớm nhận được sự giải đáp từ phía luật sư. Chân thành cảm ơn.
3. Các tình tiết giảm nhẹ tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự
Các tình tiết giảm nhẹ quy định cụ thể như sau:
“Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;k) Phạm tội vì bị người khác đe doạ hoặc cưỡng bức;l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;m) Phạm tội do lạc hậu;n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;r) Người phạm tội tự thú;u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Kính nhờ Luật sư tư vấn dùm: Cháu tôi bị phạt 6 tháng tù về tội trộm cắp trộm cắp tài sản cố định . Đã thi hành xong án tù vào tháng 02/2015.Trường hợp này thời gian xóa án tích là bao lâu ? Trong thời gian đó có thể xin làm passport để đi du lịch không? Trân trọng cám ơn luật sư.
4. Về việc xóa án tích theo quy định của pháp luật hình sự như sau:
Điều 70. Đương nhiên được xóa án tích1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.
Trường hợp xóa án tích theo quyết định cuả tòa án thì thời gian xóa án tích như sau:
Điều 71. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án
1. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án được áp dụng đối với người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này. Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người bị kết án căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án và các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Người bị kết án được Tòa án quyết định việc xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 07 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì Tòa án quyết định việc xóa án tích từ khi người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
3. Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu, thì sau 01 năm kể từ ngày bị Tòa án bác đơn mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi, thì sau 02 năm kể từ ngày bị Tòa án bác đơn mới được xin xóa án tích.”.
Hiện nay căn cứ nghị định 136/2007/NĐ-CP về xuất cảnh, quá cảnh của công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc trường hợp sau ” Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm hoặc đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
Trân trọng./.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách thức trình báo công an khi bị mất trộm tài sản ? Mức phạt hành vi trộm cắp
3. Trộm cắp tài sản (xe máy) sẽ bị trách nhiệm thế nào ?
Và trên đường đi bạn em có nói mang xe xuống nhà trọ của nó còn em thì bảo mang vào viện gửi cuối cùng quyết định đem vào nhà người quen của bạn em. Sáng hôm sau chú em báo công an và em cùng bạn em bị bắt và bị tạm giam mấy ngày. Vài hôm sau gia đình em có nhờ chú làm đơn giảm nhẹ tội và chạy tiền cho công an và bọn em được tại ngoại. Gia đình em thì hết 21 triệu còn gia đình bạn em thì hết 37 triệu. Và dược công an làm cho giảm tội của bọn em đợi ngày ra tòa 1 ra đầu thú 2 vi pham lần đầu do bồng bột và thành khẩn khai báo.Vậy luật sư cho em hỏi em trường hợp em có phải ngồi tù không nếu ngồi thì bao lâu.
Và có phải chạy tiền cho tòa án nữa không, nếu chạy thì mất bao nhiêu nữa thì mới không phải ngồi tù. Giờ bạn em thì đã làm giấy con cháu ông có huân chương để giảm nhẹ tội, em thì không có vậy trường hợp bạn em thì sao?
Mong luật sư trả lời giúp em!
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến: 1900.6162
Trả lời:
Điều 12 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định
Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.“2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”.
Như vậy, bạn và bạn của bạn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đã vi phạm.
Điều 173 Quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:
Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật
Căn cứ vào giá trị tài sản chiếc xe thì bạn có thể sẽ bị truy cứu TNHS là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Về mức hình phạt cụ thể của bạn sẽ căn cứ vào những tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng của bạn.
Khoản 1 Điều 46 BLHS quy định về các tính tiết giảm nhẹ
Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;k) Phạm tội vì bị người khác đe doạ hoặc cưỡng bức;l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;m) Phạm tội do lạc hậu;n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;r) Người phạm tội tự thú;u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Điều 47 BLHS quy định:
Điều 54. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.3. Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.
Căn cứ theo quy định trên thì bạn có 2 tình tiết giảm nhẹ là phạm tội lần đầu, thuộc trường hợp ít nghiêm trọng và thành khẩn khai báo, theo đó, Tòa án có thể quyết định một mức hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt thuộc khoản 1 Điều 38 BLHS.
Về bạn của bạn, vì hai người là đồng phạm trong vụ án trộm cắp tài sản, nên sẽ phải chịu TNHS trong cùng một khung hình phạt. Tuy nhiên, về mức hình phạt cụ thể sẽ phụ thuộc vào nhân thân của từng người.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email hoặc qua tổng đài luật sư: 1900.6162. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng./
>> Xem thêm: Phân tích cơ sở pháp lý phán quyết của tòa án ?
4. Trách nhiệm hình sự đối với tội trộm cắp tài sản ?
Xin cảm ơn Luật sư!
Người gửi: Nguyen Linh Linh
Luật sư tư vấn Luật hình sự trực tuyến, gọi: 1900.6162.
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Khuê. Chúng tôi xin trả lời vấn đề của bạn như sau:
Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 Bộ Luật Hình sự 2015
Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật
Như vậy, giá trị tài sản mà chồng bạ trộm cắp là 27 triệu đồng nên chồng bạn phạm tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự, hình phạt là cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Về vấn đề được hưởng án treo hay không thì cần căn cứ vào các điều kiện để được hưởng án treo theo quy định tại Điều 65 Bộ luật Hình sự:
Điều 65. Án treo1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.3. Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.5. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.
Các điều kiện để được hưởng án treo là:
+ Hình phạt tù mà Tòa án tuyên cho người phạm tội là không quá 3 năm tù.
+ Nhân thân người phạm tội.
+ Các tình tiết giảm nhẹ.
+ Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù.
Đối chiếu các quy định trên thì chồng bạn có thể được hưởng án treo (hình phạt tù không quá 3 năm, có tình tiết giảm nhẹ là thành khẩn khai báo theo quy định tại Điểm p Khoản 1 Điều 46 Bộ luât Hinh sự). Việc chồng bạn có một tiền án nhưng được xóa án tích thì sẽ không bị xác định là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm. Tuy nhiên còn phải xem xét hai điều kiện còn lại thì mới có kết luận cuối cùng.
Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để biết được tư vấn trực tiếp. Hot line: 1900.6162.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Luật Minh Khuê! Trân trọng./.
>> Xem thêm: Xe trộm cắp đem đi cầm cố chủ hộ kinh doanh đi tiêu thụ phải ngồi tù ?
5. Hình phạt của tội trộm cắp tài sản ?
Em có vào nhà ăn trộm một chiếc xe máy trị giá 18 triệu 500 nghìn nhưng chưa lấy được xe thì đã bị người ta phát hiện và đuổi bắt giao cho công an huyện xử lý. Em chưa có tiền án tiền sự nào thì có phải đi tù không ạ? Và lúc bị bắt em có một chiếc xe máy và một chiếc điện thoại iphone liệu có được trả lại không ạ?
Rất mong được các anh/chị luật sự tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn!
Người gửi: nguyen van hau
Tư vấn pháp luật hình sự, gọi 1900.6162
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
* Về mức phạt:
Theo như bạn trình bày thì bạn có trộm một chiếc xe máy trị giá 18 triệu 500 nghìn nhưng chưa lấy được xe thì đã bị người ta phát hiện và đuổi bắt giao cho công an huyện xử lý. Trong trường hợp này, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo quy định tại điều 173 Bộ luật hình sự 2015 và Nếu bạn có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại điều 46 Bộ luật Hình sự thì cơ quan có thẩm quyền có thể sẽ quyết định một hình phạt thấp nhất cho bạn:
Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;k) Phạm tội vì bị người khác đe doạ hoặc cưỡng bức;l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;m) Phạm tội do lạc hậu;n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;r) Người phạm tội tự thú;u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
* Về tài sản liên quan:
Điều 41 Bộ luật Hình sự quy định:
Điều 46. Các biện pháp tư pháp1. Biện pháp tư pháp đối với người phạm tội bao gồm:a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;b) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;c) Bắt buộc chữa bệnh.2. Biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội bao gồm:a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;b) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;c) Khôi phục lại tình trạng ban đầu;d) Thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.
Khoản 2 điều 106 Bộ Luật TTHS 2015 quy định:
Điều 106. Xử lý vật chứng1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.2. Vật chứng được xử lý như sau:a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;c) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;d) Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.4. Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Như vậy, chiếc xe máy và điện thoại iphone của bạn sẽ được trả lại nếu không phải là công cụ, phương tiện phạm tội.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật Minh KHuê
>> Xem thêm: Đã xóa án tích liệu có được coi là vẫn còn tiền án, tiền sự không?
- Buôn bán động vật hoang dã bị xử lý như thế nào ?
- Một số vấn đề về định tội danh trong pháp luật hình sự ?
- Sau khi xóa án tính có được kết nạp đảng hoặc trở thành công chức không?
- Tư vấn quy định pháp luật về lý lịch tư pháp cá nhân ?
- Điều kiện kết hôn với người trong lực lượng Công an nhân dân?
- Tư vấn cách xử lý khi bị vu oan tội trộm cắp tài sản ?
- Tư vấn giải quyết tình huống luật hình sự!
- Điều kiện được học cảm tình đảng và kết nạp Đảng là gì ?
- Thắc mắc về lý lịch tư pháp ?
- Có được kết nạp vào Đảng khi em trai đã mãn hạn tù không ?
- Công an nhân dân bị kỉ luật khiển trách có ảnh hưởng gì đến công việc không ?
Bạn thấy nội dung này thực sự hữu ích?
Bạn thấy nội dung này chưa ổn ở đâu?
Cảm ơn bạn đã nhận xét!
Bài viết cùng chủ đề
- Án lệ số 30/2020/AL về hành vi cố ý điều khiển phương tiện giao thông chèn lên bị hại sau khi gây tai nạn(11/06)
- Án lệ số 29/2019/AL về tài sản bị chiếm đoạt trong tội “Cướp tài sản(11/06)
- Án lệ số 28/2019/AL về tội "Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh(11/06)
- Nợ tiền tín chấp, trách nhiệm hình sự hay dân sự?(10/06)
- Án lệ số 19/2018/AL về xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt trong tội “Tham ô tài sản(10/06)
- Án lệ số 18/2018/AL về hành vi giết người đang thi hành công vụ trong tội “Giết người”(10/06)
- Án lệ số 17/2018/AL về tình tiết “Có tính chất côn đồ” trong tội “Giết người” có đồng phạm(10/06)
- Thời hiệu truy tố trách nhiệm hình sự đối với tội vô ý làm chết người như thế nào?(07/06)
- Nghị định số 44/2020/NĐ-CP cưỡng chế thi hành án hình sự với pháp nhân thương mại(30/05)
- Nghị định số 55/2020/NĐ-CP thi hành án hình sự với pháp nhân thương mại(30/05)
Tư vấn luật hình sự
Án lệ số 30/2020/AL về hành vi cố ý điều khiển phương tiện giao thông chèn lên bị hại sau khi gây tai nạn

Bản án phúc thẩm số 280/2019/HSPT ngày 16-5-2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội về vụ án “Giết người” đối với bị cáo Phan Đình Q, sinh năm 1980. Sau khi gây ra tai nạn giao thông cho bị hại, ...
- Án lệ số 29/2019/AL về tài sản bị chiếm đoạt trong tội “Cướp tài sản
- Án lệ số 28/2019/AL về tội "Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
- Nợ tiền tín chấp, trách nhiệm hình sự hay dân sự?
- Án lệ số 19/2018/AL về xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt trong tội “Tham ô tài sản
- Án lệ số 18/2018/AL về hành vi giết người đang thi hành công vụ trong tội “Giết người”
- Án lệ số 17/2018/AL về tình tiết “Có tính chất côn đồ” trong tội “Giết người” có đồng phạm
- Thời hiệu truy tố trách nhiệm hình sự đối với tội vô ý làm chết người như thế nào?
- Nghị định số 44/2020/NĐ-CP cưỡng chế thi hành án hình sự với pháp nhân thương mại
- Nghị định số 55/2020/NĐ-CP thi hành án hình sự với pháp nhân thương mại
Tư vấn luật dân sự
Những quy định pháp luật về hợp đồng vay mà các bên trong giao dịch vay dân sự cần chú ý

Khi thực hiện hợp đồng vay các bên cần chú ý những vấn đề sau để tránh được những hành vi vi phạm quy định của pháp luật dân sự, pháp luật hình sự đồng thời hạn chế được những rủi ro trên thực tế. Sau ...
- Như thế nào là di chúc hợp pháp được pháp luật công nhận?
- Chính sách đối với hộ nghèo thiếu hụt đa chiều mới nhất
- Án lệ số 31/2020/AL về xác định quyền thuê nhà, mua nhà thuộc sở hữu của Nhà nước theo Nghị định số 61/CP ngày 05-7-1994 của Chính phủ về quyền tài sản
- Án lệ số 25/2018/AL về không phải chịu phạt cọc vì lý do khách quan
- Án lệ số 23/2018/AL về hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khi bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm do lỗi của doanh nghiệp bảo hiểm
- Án lệ số 22/2018/AL về không vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin tình trạng bệnh lý trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
- Án lệ số 21/2018/AL về lỗi và thiệt hại trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê tài sản
- Án lệ số 24/2018/AL về di sản thừa kế chuyển thành tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân
- Án lệ số 13/2017/AL về hiệu lực thanh toán của thư tín dụng (L/C) trong trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cơ sở của L/C bị hủy bỏ
Tư vấn luật đất đai
Thủ tục khiếu nại quyết định hành chính lĩnh vực đất đai

Hiện nay tranh chấp đất đai đang là một trong những tranh chấp mang tính nổi trội, một trong số đó là có tranh chấp giữa người dân với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thu hồi quyền sử dụng đất. ...
- Án lệ số 36/2020/AL về hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị thu hồi, hủy bỏ
- Án lệ số 35/2020/AL về người Việt Nam trước khi định cư ở nước ngoài giao lại đất nông nghiệp cho người ở trong nước sử dụng
- Án lệ số 33/2020/AL về trường hợp cá nhân được Nhà nước giao đất nhưng không sử dụng mà để người khác quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài
- Án lệ số 32/2020/AL về trường hợp đất do cá nhân khai phá nhưng sau đó xuất cảnh định cư ở nước ngoài và người khác đã quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài
- Chuyển quyền sử dụng đất và các vấn đề liên quan
- Án lệ số 34/2020/AL về quyền lập di chúc định đoạt giá trị bồi thường về đất trong trường hợp đất bị Nhà nước thu hồi có bồi thường
- Án lệ số 27/2019/AL về thụ lý, giải quyết vụ án hành chính liên quan đến nhà đất
- Án lệ số 15/2017/AL về công nhận thỏa thuận miệng của các đương sự trong việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp
- Các loại thuế, phí, lệ phí phải nộp khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất
Tư vấn luật hôn nhân
Án lệ số 03/2016/AL về vụ án “Ly hôn” được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016

Án lệ số 03/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân ...
- Cách giành quyền nuôi con sau ly hôn? Làm thế nào để giành quyền nuôi con khi không thể thỏa thuận được? Vấn đề cấp dưỡng được thực hiện như thế nào khi một bên không đồng ý?
- Việt Nam đã cho phép hôn nhân đồng giới chưa?
- Hợp đồng hôn nhân là gì? Hợp đồng hôn nhân có hiệu lực hay không?
- Phải làm thể nào để ly hôn khi vợ hoặc chồng đang ở nước ngoài ? Thủ tục ly hôn vắng mặt
- Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân không phải con ruột của chồng được xử lý như thế nào ?
- Tài sản chung của hai vợ chồng là đất đai thì án phí dân sự sơ thẩm là bao nhiêu ?
- Đã ly hôn chồng không cho gặp con phải làm như thế nào ? Quyền nuôi con khi ly hôn ?
- Có được ly hôn khi chưa đăng ký kết hôn ? Thủ tục ly hôn thực hiện như thế nào ?
- Ly hôn đơn phương nguyên đơn có được vắng mặt không? Vắng mặt tòa án có giải quyết không?
Xem nhiều
Mẫu đơn tố cáo cập nhật mới nhất năm 2020

Đơn tố cáo thể hiện quyền của công dân trong việc tố giác hành vi vi phạm pháp luật của người khác xâm phạm trực tiếp quyền lợi hợp pháp của mình hoặc của cộng đồng đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền ...
- Mẫu đơn trình báo công an mới nhất năm 2020, Cách viết đơn trình báo
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định mới nhất năm 2020
- Tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác theo quy định của pháp luật hình sự ?
- Quan hệ với trẻ em từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi có phạm tội không?
- Quy định mới năm 2020 về tội cho vay nặng lãi theo luật hình sự ?
- Tội đánh bạc sẽ bị xử lý như thế nào theo Bộ Luật hình sự mới 2020?
- Đăng hình người khác, đăng video lên mạng xã hội facebook thì bị xử phạt thế nào ? Phạm tội gì ?
- Bị lừa đảo khi đồng ý nhận quà tặng của người lạ từ nước ngoài gửi về Việt Nam?
- Cấu thành tội phạm và những yếu tố cấu thành tội phạm? Ý nghĩa của cấu thành tội phạm.
Nguồn: luatminhkhue.vn
Tin cùng chuyên mục:
Mua Tinh dầu Cỏ Gừng nguyên chất tại Tân Bình
Mua Tinh dầu Cỏ Gừng nguyên chất tại Phú Nhuận
Mua Tinh dầu Long não nguyên chất tại Tân Bình
Mua Tinh dầu Long não nguyên chất tại Phú Nhuận